Theo y học cổ truyền, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh chứng cơ khớp, hay gặp ở tuổi 40 trở lên. Nguyên nhân phần nhiều do “chấn thương, viêm nhiễm, thoái hóa theo tuổi tác, sai tư thế…”. Khi gặp tác nhân bất lợi như nhiễm phong hàn, chấn thương, khí huyết suy kém đều có thể đau tại khớp hoặc đau theo rễ thần kinh. Đau và hạn chế vận động ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Một số biện pháp dưới đây giúp người bệnh cải thiện chứng bệnh trên.
Biện Pháp Trong Uống
Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 – 50 tuổi), yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc, nhân viên văn phòng… Một số triệu chứng như: Các động tác cổ bị vướng và đau, có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Người bệnh xuất hiện cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên…
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay người bệnh thường không chú ý quan tâm phát hiện điều trị sớm, chỉ tới khi đau thì dùng các loại thuốc giảm đau, khiến bệnh giảm triệu chứng nhưng hay tái phát. Ngày nay, dưới sự dày công nghiên cứu của các thầy thuốc, các vị thuốc từ ngàn xưa đã được sử dụng một cách hiệu quả, một trong những vị thuốc đông y tiêu biểu cho việc điều trị bệnh xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ phải kể đến thuốc Phong tê thấp Bà Giằng, có chứa các thảo dược: Mã tiền, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Thương truật, Độc hoạt, Thổ phục linh.
Ngoài Xoa
Để tăng hiệu quả phòng trị đau thoái hóa khớp cổ ngoài uống các vị thuốc trên, nên kết hợp việc xoa bóp. Khi mới bị đau nên dùng dầu nóng massage xoa miết dọc hai bên gáy xuống lưng “dọc kinh bành quang” và hai bên vai xuống tay, lên xuống nhiều lần cho da ấm lên. Hoặc bệnh nhân dùng các biện pháp chườm như: chườm lá dong. Lá dong nướng trên bếp cho nóng chín sau đó gói vào khăn, hoặc xào với muối, bọc trong túi vải chườm lên chỗ đau hai bên vai khi nguội xào ấm hoặc nướng lại, ngày làm vài lần. Chườm lá: dùng lá ngải cứu, hoặc lá lốt, lá đại tướng quân tươi xào nóng với muối, bọc trong túi vải đắp lên vùng cổ bị đau, khi nguội lại xào ấm lại ngày làm vài lần. Các phương pháp này đều có tác dụng khử hàn, trừ thấp, thông kinh lạc bớt đau tăng vận động khớp. Khi bị đau cổ gáy hoặc thắt lưng cấp không nên day ấn, hoặc cạo gió quá mạnh dễ bị co cơ làm đau tăng.
Nhịp Cầu
Đau khớp gối phải làm gì ?
Hỏi: Bố tôi 66 tuổi, gần đây luôn kêu đau nhức gối trái. Khi chưa đau, bản thân khớp này cũng đã phát ra tiếng lục cục mỗi khi gấp duỗi. Tôi đã đưa cụ tới nhiều bệnh viện để khám thì bác sĩ nói, cụ bị viêm khớp, thoái hóa khớp. Khi nào đau thì uống giảm đau, chườm ngải cứu. Tuy nhiên, cách chữa này tôi thấy chưa hiệu quả vì thời gian phát bệnh trở lại rất mau. Xin KH&ĐS cho biết có loại thuốc nào chữa được gốc bệnh không ?
Hải Phong (Thái Bình)
BS Vũ Đình Tuần trả lời: Khớp gối là khớp hoạt động nhiều nhất nên rất dễ dẫn đến thoái hóa, nhất là vào độ tuổi của bác. Khi thoái hóa kèm sưng đau thì việc uống thuốc theo đơn bác sĩ nên được thực hiện nghiêm túc. Để chữa thoái hóa khớp gối trong tây y người ta thường chỉ định dùng một số thuốc chống viêm và bổ sung chất glucosamine. Ở Việt Nam, hiện có những sản phẩm đông y chữa thoái hóa khớp gối rất hiệu quả, điển hình là thuốc Phong tê thấp Bà Giằng. Đây là bài thuốc gia truyền xuất xứ từ tỉnh Thanh Hóa đã có gần 100 năm, bài thuốc này trước đây đã được Công ty Dược phẩm Thanh Hóa sản xuất để chữa bệnh cho nhân dân từ năm 1963. Đến nay, hậu duệ của Bà Giằng là Lương y Phạm Thị Giang đã phát triển trên quy mô lớn, với nhà máy sản xuất hiện đại. Thuốc chuyên trị các bệnh khớp như viêm khớp, đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, đau thần kinh liên sườn, mỏi, tê buồn chân tay. Đây là thuốc chữa bệnh, không phải thực phẩm chức năng nên tác dụng lên khớp mạnh hơn, người bệnh mau khỏi và thời gian bệnh tái phát lâu hơn.
Hà Linh
Báo Khoa học & Đời sống
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment