Đau dây thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh thường gặp ở nam giới khi bước sang tuổi 30. Bệnh lý liên quan nhiều đến các yếu tố về cơ, xương khớp và bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng, tê bì khó chịu ở vùng lưng và lan xuống hông, đùi, gót chân. Khi mắc hội chứng đau dây thần kinh tọa mọi sinh hoạt và lao động thường ngày của người bệnh đều gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc tìm ra phương thuốc hiệu quả chữa trị hội chứng này luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người không may mắc phải.
Nguyên Nhân Đau Dây Thần Kinh Tọa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa nhưng nguyên nhân thường gặp là do những tổn thương cột sống thắt lưng như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, viêm cột sống, di căn cột sống ( K vú, K tuyến tiền liệt, U buồng trứng…) ngoài ra bệnh còn bị ảnh hưởng do các yếu tố như đặc thù của nghề nghiệp, công việc phải ngồi nhiều ở một tư thế, lao động nặng, bê vác nhiều, quá sức hoặc phụ nữ có thai.
Triệu Chứng Đau Dây Thần Kinh Tọa
Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện những triệu chứng như
- Cơn đau âm ỉ hoặc đau cấp tính, tăng lên khi gắng sức, thay đổi tư thế cũng gây đau. Đặc biệt, cơ đau có xu hướng nặng hơn khi về đêm.
- Đôi khi cảm giác như bị kiến bò ở bên bị bệnh, hoặc thấy đau rát, tê nóng…
- Khi đi hoặc đứng dễ thấy ½ người bên lành hạ thấp, nghiêng người về bên lành. Khi đứng, chân bị đau có xu hướng hơi co lên, tay thường chống vào mạn sườn hoặc đầu gối bị đau.
Phương Pháp Điều Trị Đau Dây Thần Kinh Tọa
Đau thần kinh tọa có thể điều trị bằng các phương pháp như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu, phẫu thuật, mỗi phương pháp đều mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, rất khó để tìm được được phương pháp phù hợp nhất đối với bệnh nhân mà tránh những tác dụng phụ hay sự tái phát của bệnh.
Thông thường, các phương pháp điều trị theo Tây y có tác dụng giảm đau, chống viêm cho bệnh trong một thời điểm nhất định. Triệu chứng đau sẽ thuyên giảm nhanh nhưng nguồn gốc và căn nguyên của bệnh không được giải quyết triệt để khiến bệnh dễ tái phát.
Bên cạnh đó, các thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chứa corticoid, việc lạm dụng thuốc này không những gây ra hiện tượng kháng thuốc mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày…
Các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hay châm cứu rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh tuy nhiên các phương pháp này cần áp dụng trong thời gian dài bệnh mới thay đổi bên cạnh đó cần phải kết hợp với sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng các vị thuốc đông y thường rất hiệu quả trong điều trị chứng đau thần kinh tọa, các vị thuốc Đông y thường được dùng đó là: Đương Quy, Thương Truật, Quế Chi, Mã Tiền Chế,… đặc biệt Mã Tiền Chế là vị thuốc rất quý mang lại rất nhiều tác dụng tốt, các dược thảo này không những giúp cải thiện sức khỏe, mà còn hạn chế được những ảnh hưởng về gan, thận…
Một Số Lưu Ý Đối Với Đau Dây Thần Kinh Tọa
- Để phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa, nên thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức để nâng cao thể lực, tập các bài tập tăng cường sự dẻo dai của cơ lưng cơ bụng và cột sống.
- Tránh ngã dồn mông xuống đất và tổn thương cho cột sống.
- Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối chơi các môn thể thao vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis.
- Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Khi ngồi lâu, nên thường xuyên vận động giữa giờ. Không nên nằm đệm quá mềm, giường lò xo.
- Giữ đúng tư thế khi đứng, ngồi, mang vác… hạn chế vác balô và nhấc vật nặng. Khi muốn nhấc một vật nặng nên co đùi gấp gối vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc. Nên đeo đai lưng khi mang vác vật nặng để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không được mang vật nặng ở một bên trong thời gian dài.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment