Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về cột sống ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh hoạt và lao động của người bệnh trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống cổ để lại nhiều biến chứng hơn cả. Theo tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn, thoát vị đĩa đệm ở cổ nguy hiểm hơn so với thoát vị tại cột sống lưng. Hai bệnh này tuy có nguyên lý sinh bệnh, nhưng tủy sống ở vùng cổ có nhiều trung tâm quan trọng vì vậy khi bị bệnh sẽ rất nguy hiểm.
Nguyên Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm
Yếu tố làm gia tăng bệnh thoát vị đĩa đệm thường do tuổi tác hoặc ảnh hưởng của chấn thương hay tác động lâu dài trong quá trình làm việc sai tư thế.
Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra, vỡ ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất, khi con người già đi, các đĩa đệm dần mất nước làm giảm đi sự linh hoạt dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Đĩa đệm có thể vỡ khi có quá nhiều áp lực cùng một lúc. Nếu bị tác động bởi một lực đủ mạnh có thể một đốt cột sống hoặc một đĩa đệm có thể vỡ. Nếu bạn cố gắng nâng vật nặng không đúng cách thì cũng có thể khiến đĩa đệm ở cột sống cổ bị vỡ ra.
Đĩa đệm cũng có thể bị vỡ từ một lực tác động nhỏ khi các đĩa đệm đã bị suy yếu do chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần mà bạn không để ý.
Triệu Chứng Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường chia thành hai nhóm:
- Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và thương tổn ở ngoại biên)
Triệu chứng của bệnh nhân thuộc nhóm này thường có biểu hiện đau và tê. Những cơn đau cổ gáy lan ra vai và xuống cánh tay gây hạn chế vận động khi đưa tay ra sau (như động tác gãi sau lưng) hoặc đưa lên cao (khi chải đầu). Đôi khi đau lan ra một vùng đầu gây cảm giác nhức nhối, khó chịu, đôi khi biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ, không rõ ràng. Một vài trường hợp đau tăng lên hoặc giảm đi khi ở một tư thế nhất định nào đó. Một số người bệnh bị đau ở một bên thành ngực hoặc đau ở vùng cột sống giữa hai bả vai.
Triệu chứng tê thường xảy ra ở vùng cánh tay, bàn tay và các ngón, triệu chứng này tăng lên sau khi làm việc nhiều hoặc lái xe máy. Nếu các ngón tay bị tê, người bệnh có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật thường dùng. Nhiều người bệnh bị yếu cơ, khi yếu nhiều, không thể cầm nắm chắc các vật hoặc khó khăn khi gài nút áo. Ở giai đoạn nặng có thể bị teo một số cơ ở tay.
- Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương)
Biểu hiện nổi bật là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu vùng thân mình, vùng bụng trước rồi đến hai chân và tay. Người bệnh hay bị rớt dép, dễ vấp ngã khi đi lại. Khi bị yếu nhiều, các thớ cơ có thể rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức. Ở giai đoạn nặng, người bệnh khó khăn đi lại ,hai tay khó làm việc, tiểu khó và thường bị táo bón, có cảm thấy khó thở.
Lưu ý: Nhiều người bệnh có biểu hiện của cả bệnh lý rễ lẫn bệnh lý tủy, tức là bao gồm cả 2 nhóm triệu chứng mô tả ở trên.
Phương Pháp Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ
Điều trị thoát vị đĩa đệm thường sử dụng thuốc chống viêm (ibuprofen, Motrin, Aleve) thuốc giảm đau và các loại thuốc khác. Hầu hết các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu để làm dịu cơn đau. Trị liệu sử dụng lực kéo và kích thích cơ điện để thư giãn các cơ bắp khi bị co thắt và viêm. Tiêm steroid vào khu vực của đĩa đệm bị thoát vị nếu cơn đau ở mức nghiêm trọng. Giải pháp phẫu thuật chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là lựa chọn cuối cùng nếu các triệu chứng của bệnh không cải thiện.
Trong các trường hợp biến chứng của thoát vị đĩa đệm như Tê buồn chân tay hay Đau vai gáy, việc điều trị bằng thuốc Đông y thường mang lại hiệu quả tốt, có kể đến một số bài thuốc như đương quy, thương truật, cỏ xước, mã tiền chế… trong đó Mã tiền là một vị độc dược đã được tinh chế thành bài thuốc rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh về xương khớp và các biên chứng tê buồn tay chân, đau vai gáy. Bên cạnh đó người bệnh có thể áp dụng các bài tập điều trị đau vai gáy để bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment