Tê tay, tê chân do tiểu đường là biểu hiện bị tê bì, có cảm giác kiến bò hay châm chích xuất hiện nhiều ở các đầu ngón tay, ngón chân trên những bệnh nhân bị tiểu đường (đái tháo đường) lâu năm. Theo thống kê, cứ khoảng 10 người mắc bệnh đái tháo đường kéo dài trên 10 năm thì có đến 7 người gặp phải tình trạng tê tay, tê chân do biến chứng của Đái tháo đường. Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, trong khi đái tháo đường được coi là căn bệnh của thế kỷ XXI với tỷ lệ lên đến 40%, và được ví như đại dịch của toàn cầu, là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Theo WHO, Việt Nam là nước có tốc độ gia tăng bệnh Đái tháo đường nhanh nhất thế giới.
Tiểu Đường Là Gì?
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh gây nên do lượng đường trong máu quá cao. Bệnh nhân thường có các biểu hiện: ăn nhiều, khát nhiều, đái nhiều, gầy nhiều.
Theo định nghĩa của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết hoóc môn giúp đường di chuyển từ máu vào trong tế bào, khiếm khuyết hoạt động của hoóc môn này, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”.
Nguyên Nhân Của Tiểu Đường
Tiểu đường type 1: do sự thiếu hoóc môn tuyệt đối của cơ thể khiến cho đường trong máu không thể chuyển hóa thành năng lượng, làm lượng đường tăng cao. Nguyên nhân có thể là do di truyền, miễn dịch bẩm sinh, hoặc ảnh hưởng của môi trường, vi khuẩn, vi rus và các độc tố khiến cho tế bào của tuyến tụy không sản xuất đủ hoóc môn giúp đường di chuyển từ máu vào trong tế bào.
Tiểu đường typ 2: chủ yếu do tế bào trong cơ thể không sử dụng được hoóc môn giúp đường di chuyển từ máu vào trong tế bào, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh là: Béo phì và lười vận động, cơ thể dư thừa quá nhiều Kalo khiến cho tế bào phải sử dụng quá nhiều hoóc môn để chuyển hóa thành năng lượng, lâu ngày dẫn đến tình trạng kháng hoóc môn.
Khi Nào Xảy Ra Tê Tay Tê Chân Do Tiểu Đường?
Khi mắc bệnh đái tháo đường người bệnh thường xuất hiện các biến chứng thần kinh trong đó biến chứng: bệnh thần kinh ngoại biên và chứng bệnh tê tay tê chân do Đái tháo đường là 2 bệnh thường gặp nhất
Triệu chứng này xuất hiện khi có các biến chứng thần kinh do căn bệnh tiểu đường. Khi đó, lượng đường trong máu quá cao dẫn đến máu không vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, dẫn đến biến chứng.
Bệnh nhân thường cảm thấy tê bì, kiến bò, giảm cảm giác, nhiều người có thể dị cảm nóng rát hoặc đau như kim châm ở chân tay, đăc biệt là ở đầu ngón tay và ngón chân.
Nhiều bệnh nhân mất cảm giác lòng bàn chân là nguyên trực tiếp dẫn đến biến chứng bàn chân ở bệnh tiều đường. Nhiều người gặp biến chứng bàn chân đường máu kiểm soát không tốt, nhiễm trùng nhiều đã phải cụt chân.
Ngoài biến chứng thần kinh như tê tay tê chân, bệnh tiểu đường còn xuất hiện 1 số biến chứng khác như:
– Biến Chứng Mạch Máu:
Lượng đường trong máu cao làm gia tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch, làm dòng chảy của máu bị chậm lại, từ đó có thể khiến các mạch máu bị hẹp và sự lưu thông máu đến cơ quan cần được nuôi dưỡng cũng vì thế mà giảm đi. Đây là cơ chế dẫn đến các biến chứng mạch máu của bệnh Đái tháo đường. Với các biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau:
Ở mắt: Do tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt dẫn đến bệnh Võng mạc tiểu đường hay đục thủy tinh thể, làm người bệnh bị suy giảm thị lực, lâu ngày có thể dẫn đến mù lòa.
Ở hệ thống Tim mạch: Các mạch máu bị hẹp, không đủ bơm máu đến tim làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiều đường. Những người bị đái tháo đường thường dễ bị các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch,…
Ở Thận: Tổn thương hàng triệu vi mạch máu ở cầu thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết tại thận, lâu ngày có thể dẫn đến suy thận.
– Biến Chứng Nhiễm Trùng:
Lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cho người bệnh dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời, lượng đường trong máu quá cao làm cho các vết thương lâu lành hơn, làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
Phòng Ngừa Và Điều Trị Tê Tay, Tê Chân Do Đái Tháo Đường
Chủ yếu người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết, có lối sống lành mạnh, vận động, ăn uống hợp lý để cơ thể có sự cân bằng, ổn định lượng đường trong máu.
Khi đã bị tê tay chân do Đái Tháo Đường, người bệnh cần bổ sung thêm Vitamin 3B để tăng dẫn truyền thần kinh, điều trị bằng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt của đông y để tăng lưu thông khí huyết nuôi dưỡng các nhánh thần kinh ngoại biên. Hằng ngày, bệnh nhân có thể kết hợp ngâm tay chân với nước lá lốt đun sôi để giảm tình trạng tê, uống thêm các loại thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc, trừ phong thấp của đông giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Làm Sao Điều trị Đái Tháo Đường Hiệu Quả?
Để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất người bệnh cần phải kết hợp giữa chế độ ăn, chế độ vận động và tuân thủ dùng thuốc.
- Chế độ ăn: Chế độ ăn đầy đủ cân đối, tăng cường ăn nhiều rau xanh ngũ cốc, nên chia nhỏ bữa ăn và ăn đúng giờ. Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt
- Chế độ vận động: Theo khuyến cáo, những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 nên duy trì vận động, tập thể dục nhẹ nhàng tối thiểu từ 30 – 45 phút mỗi ngày, nên tập các môn thể thao như: đi bộ, bơi lội, đạp xe,…
- Dùng thuốc: Tùy theo tình trạng của người bệnh và mức độ của bệnh mà bác sỹ sẽ kê cho từng bệnh nhân từng loại thuốc khác nhau, có người sử dụng 1 loại thuốc, có người phải kết hợp nhiều loại. Người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình, liều dùng thuốc theo chỉ định và khám định kỳ để theo dõi đường huyết.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây y chưa đem lại hiệu quả tối ưu trong điều trị Đái tháo đường do thuốc còn nhiều tác dụng phụ, thêm nữa khi sử dụng lâu ngày sẽ có hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc và các biến chứng của Tiểu đường cũng vì vậy mà xảy ra sớm hơn.
Theo khuyến cáo, ngoài việc sử dụng thuốc uống, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc từ thảo dược để có tác dụng ổn định đường huyết lâu dài, vừa an toàn cho người bệnh tránh tình trạng kháng hoóc môn giúp đường di chuyển từ máu vào trong tế bào.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment