Gút là một bệnh lý thuộc nhóm rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là tình trạng tăng acid uric máu. Phát hiện bệnh giai đoạn sớm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, từ đó làm chậm tiến triển của bệnh. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp các biện pháp điều trị gút phổ biến nhất hiện nay.
Điều trị bệnh gút theo Y học hiện đại
Nguyên tắc chung của điều trị bệnh gút
− Chống viêm khớp khi có cơn gút cấp (hoặc đợt cấp của gút mạn tính).
− Phòng cơn gút cấp tái phát, tránh chuyển thành mạn tính nếu ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh ở giai đoạn mạn tính, cần điều trị các tổn thương ở giai đoạn này (hạt tophi, tổn thương khớp và thận do gút mạn tính).
Điều trị gút cấp tính hoặc đợt cấp của gút mạn tính
Mục đích điều trị: điều trị chống viêm, giảm đau cho bệnh nhân.
Điều trị cụ thể: Dùng các thuốc chống viêm bao gồm:
Sử dụng liều 1mg/ngày, nhưng cần dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút), phối hợp với một thuốc nhóm chống viêm không để đạt hiệu quả cắt cơn gút hoặc dùng liều 1mg x 3 lần với trường hợp có chống chỉ định với
Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 48h.
Tác dụng phụ thường gặp: ỉa chảy, nôn, đau bụng, cần dùng thêm 2 mg ngày 02 – viên, chia 2 lần nhằm kiểm soát triệu chứng này.
Ngoài tác dụng giảm viêm, được coi là test quan trọng giúp chẩn đoán bệnh gút.
– Các thuốc chống viêm không : Có thể dùng một trong các thuốc sau: , các nhóm thuốc ức chế chọn lọc .
Đây là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ và trầm trọng với hệ tiêu hóa, do đó cần lưu ý các chống chỉ định của thuốc này (viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận…).
Thuốc thường được chỉ định khi dùng đơn độc không hiệu quả, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với .
đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, dùng rất hạn chế và chỉ dùng ngắn ngày. Đường tại chỗ (tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm) phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp sau khi loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn.
Điều trị gút mạn tính
Mục đích điều trị: tránh các cơn gút cấp, tránh tổn thương các tạng, kiểm soát acid uric máu dưới 360 µmol/l (60 mg/l) với gút chưa có hạt tophi và dưới 320 µmol/l (50 mg/l) khi gút có hạt tophi.
Các thuốc điều trị:
– Điều trị tổn thương xương khớp mạn tính do gút:
: 0,5- 1,2 mg uống 1-2 lần/ ngày, trung bình 1mg/ ngày kéo dài ít nhất 6 tháng. Cần chú ý giảm liều ở người có bệnh thận mạn tính, lớn tuổi (trên 70 tuổi)… Trong trường hợp không sử dụng được bằng có thể dự phòng bằng các thuốc kháng viêm không bằng liều thấp.
– Giảm acid uric máu:
+ Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric:
Nhóm này được chỉ định tùy theo lượng acid uric trong máu và tình trạng của người bệnh (tần số cơn gút cấp, hạt tophi,…). Duy trì thuốc nhóm này cho đến khi acid uric máu mục tiêu.
Thuốc phổ biến nhất là với liều khởi đầu 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200-300mg/ngày. Nồng độ acid uric máu thường trở về bình thường với liều 200-300mg/ngày. Thuốc được chỉ định sau 1-2 tuần sử dụng . Tác dụng phụ thường gặp của như sốt, nôn, buồn nôn, đau đầu, ban đỏ ở da, dị ứng… cần theo dõi sát trong những ngày đầu dùng thuốc, thậm chí sau 1-2 tuần dùng thuốc này.
+ Nhóm thuốc tăng thải acid uric: (250mg- 3g/ngày), (100-800 mg/ngày), Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24 giờ, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi, có thể dùng kết hợp với .
Ưu điểm của điều trị gút theo Y học hiện đại: giúp giảm đau, chống viêm, cắt cơn gút cấp nhanh chóng.
Nhược điểm: thuốc trị gút có nhiều tác dụng không mong muốn, người bệnh có thể phải dùng nhiều thuốc kết hợp để khắc phục tình trạng này, làm tăng gánh nặng về chi phí cho bệnh nhân.
Điều trị bệnh gút theo Y học cổ truyền
Y học hiện đại chia bệnh Gút thành các giai đoạn cấp và mạn còn Y học cổ truyền thì phân bệnh Gút thành các thể khác nhau dựa vào các biểu hiện của bệnh, hiện nay là chia làm 2 thể chính:
Thể thứ nhất: Thể phong thấp nhiệt tương ứng với các đợt cấp của bệnh Gút theo y học hiện đại.
– Các biểu hiện: đột ngột sưng, nóng, đỏ đau, đau đến mức không dám sờ, đụng vào các khớp ngón chân cái, cổ chân,… kèm đau đầu, sốt, khát nước, miệng khô, sợ lạnh, tiểu tiện vàng.
– Điều trị: thanh nhiệt trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết chỉ thống.
Thể thứ 2: Thể đàm thấp ứ trệ tương đương với Gút mạn tính của y học hiện đại.
– Các biểu hiện: Nhiều khớp sưng to, đau kéo dài, co duỗi khó, các khớp không nóng đỏ, nhưng đau nhiều, kèm biến dạng, chườm ấm dễ chịu hơn. Có thể xuất hiện các nốt u cục quanh khớp, dưới da và vành tai, sờ thấy mềm, không đau (Y học hiện đại gọi là hạt tophi).
– Điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian có thể áp dụng một số cây thuốc nam trong điều trị bệnh Gút như mã đề do có thể làm giảm đau, viêm và hạn chế các cơn đau do Gút. Cách dùng phổ biến của vị thuốc này là đun là tươi hoặc phơi khô loãng uống thay nước hàng ngày.
Ưu điểm của điều trị gút theo Y học cổ truyền: giúp dự phòng tái phát các cơn Gút cấp do cần uống thuốc đều đặn hàng ngày giúp cơ thể điều chỉnh từ từ.
Nhược điểm là không phù hợp với trường hợp gút cấp vì cần giảm đau chống viêm nhanh chóng.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp phòng ngừa bệnh gút tái phát
− Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…. Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 g/24 giờ.
− Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…
− Uống nhiều nước, khoảng 2-4 l/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 1,4%. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu
− Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress, chấn thương…
Như vậy để điều trị bệnh gút có hiệu quả, nên kết hợp việc điều trị bằng thuốc (đông y hoặc tây y) với điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để làm chậm tiến triển của bệnh và dự phòng tái phát các cơn gút cấp.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment