Đau thần kinh tọa và các phương pháp điều trị phổ biến

- THÔNG BÁO -

Nếu quý khách hàng gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm thuốc Bà Giằng, vui lòng liên hệ tổng đài 1800-6036 hoặc Nhắn tin để được tư vấn hỗ trợ

Đau thần kinh tọa là bệnh lý không khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng có ảnh hưởng đến vận động và cảm giác, các phương pháp can thiệp ngoại khoa cũng cần thiết được chỉ định để giảm đau sớm và ngăn chặn biến chứng ở bệnh nhân đau thần kinh tọa.

Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa

Theo hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp của Bộ Y tế (2014), điều trị đau dây thần kinh tọa cần tuân theo các nguyên tắc sau:

– Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)

– Giảm đau và phục hồi vận động nhanh

– Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.

– Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.

– Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.

Điều trị nội khoa

Bệnh lý đau thần kinh tọa đa phần không cần can thiệp phẫu thuật, trên 90% có thể khỏi nhờ vào điều trị nội khoa, bao gồm các phương pháp:

1. Bất động

Trong trường hợp đau thắt lưng cấp và thoát vị đĩa đệm nặng, bệnh nhân cần nằm bất động tương đối trên phản cứng, ở tư thế ngửa, 2 chân hơi co để trùng cơ và giảm áp lực lên đĩa đệm. Tùy vào tình trạng đau mà có thể bất động trong thời gian từ 1-2 ngày đến 5-6 ngày, sau đó tăng cường vận động dần dần và nhẹ nhàng.

2. Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Tây

2.1. Thuốc giảm đau, kháng viêm

Các thuốc giảm đau, kháng viêm có thể dùng ở dạng uống hoặc tiêm tùy mức độ đau nặng hay nhẹ, bao gồm:

– Thuốc giảm đau: Thường dùng paracetamol hoặc có thể kết hợp paracetamol với các thuốc giảm đau khác khi đau nặng.

– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc như: ibuprofen, naproxen, diclofenac, etoricoxib.

Lưu ý: các thuốc NSAID có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thận và tim mạch nên cần thận trọng và có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Để giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, có thể sử dụng phối hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Thuốc giảm đau gây nghiện: chỉ sử dụng khi đau nhiều và bắt buộc theo chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc giảm đau thần kinh

2.2 Thuốc giãn cơ

Trường hợp đau thần kinh tọa có co cơ cạnh sống gây vẹo và đau nhiều thì dùng các thuốc giãn cơ vân như:

Tolperisone: 50mg x 2 viên/lần x 3 lần/ngày

Mephenesin: 250mg x 2 viên/lần x 3 lần/ngày

2.3 Các thuốc khác

– Các vitamin nhóm B

– Thuốc kích thích tăng dẫn truyền và phục hồi thần kinh (mecobalamin)

– Thuốc tái tạo bao myelin

– Thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn và tùy theo nguyên nhân nhiễm khuẩn.

– Corticoid đường uống hoặc tiêm ngoài màng cứng: tuy nhiên hiệu quả giảm đau ngắn hạn, không làm giảm tỷ lệ phẫu thuật về sau và có nhiều tác dụng phụ.

3. Điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

– Điều trị giảm đau, mềm cơ: bằng siêu âm, sóng ngắn, điện xung, điều trị bằng tay (xoa bóp và vận động), châm cứu, sử dụng đai cố định cột sống (giúp giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị, giảm thoát vị nặng thêm đặc biệt là với bệnh nhân phải di chuyển nhiều bằng xe, ngồi nhiều, đi lại nhiều…)

– Điều trị nguyên nhân thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp:

+ Kéo giãn cột sống: chỉ định điều trị khi khối thoát vị dưới 9mm và không có mảnh vỡ đĩa đệm, không có tổn thương khác trên vùng cột sống thắt lưng có chống chỉ định kéo giãn cột sống như loãng xương nặng, lao xương, ung thư di căn tới xương, có nẹp vít, đĩa đệm nhân tạo…

+ Điều trị bằng tay: các động tác đẩy tách đốt sống kết hợp làm mềm cơ cạnh sống và tập cột sống. Phương pháp này còn được gọi là tác động cột sống, kích thích cột sống, di động cột sống…

+ Các phương pháp khác: siêu âm, sóng ngắn, điện xung, laser, từ trường, châm cứu…

– Điều trị nguyên nhân trượt đốt sống:

+ Kéo giãn cột sống: chỉ định điều trị khi trượt đốt sống độ 2 trở xuống, không có gãy cung sau đốt sống, nên kéo liên tục và kéo với trọng lượng nhẹ.

+ Các phương pháp vật lý trị liệu khác cũng tương tự như nguyên nhân thoát vị đĩa đệm.

– Điều trị nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng: kéo giãn cột sống được áp dụng khi đau và co cứng cơ nhiều, thoái hóa cột sống kết hợp với thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm.

4. Điều trị hỗ trợ

– Thể dục trị liệu: trong trường không đau nặng, bệnh nhân nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhẹ nhàng để hỗ trợ phục hồi đau thần kinh tọa như các bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ, bơi lội, tập cơ lưng…

– Chườm lạnh, chườm nóng xen kẽ tùy tình trạng đáp ứng giảm đau.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị phẫu thuật trong đau thần kinh tọa được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Thể liệt và teo cơ.

– Thể ngoan cố đặc biệt là đau dữ dội: sau điều trị tích cực nhiều tháng(3-6 tháng) mà tiến triển vẫn không ổn định.

– Thể tái phát nhiều lần và ngày càng ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.

– Thể phức tạp như kèm hội chứng chùm đuôi ngựa.

Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng thoát vị, trượt đốt sống hoặc u chèn ép, và tùy thuộc vào kỹ thuật cho phép tại cơ sở mà có thể sử dụng nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống. Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng trong điều trị đau thần kinh tọa bằng ngoại khoa là:

– Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Phương pháp này được chỉ định với bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, đã điều trị nội khoa 3 tháng không có kết quả.

– Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống.

Trường hợp trượt đốt sống: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.

Nhìn chung, các biến chứng của phẫu thuật là ít gặp, bao gồm rò dịch não tủy, tổn thương rễ hoặc đuôi ngựa.

Điều trị đau thần kinh tọa bằng Đông y

Theo Đông y, đau thần kinh tọa chủ yếu nguyên nhân gây ra do chứng phong hàn hoặc phong hàn thấp tý gây ra, khiến cho khí hóa trong cơ thể mất cân bằng gây ứ trệ làm bí tắc các kinh lạc, khí huyết lưu thông kém gây nên tình trạng đau. Vì vậy, phương pháp chữa trị là khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, trừ thấp, bổ can thận, nếu teo cơ phải bổ khí huyết. Một số bài thuốc thông dụng như:

– Độc hoạt ký sinh thang gia giảm: độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 8g, tế tân 6g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 8g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang

– Ý dĩ nhân thang: ý dĩ 16g, khương truật 8g, độc hoạt 8g, thương hoạt 8g, quế chi 8g, gừng 4g, cam thảo 6g, đại táo 12g, đỗ trọng 8g, phụ tử chế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Bổ thận thang gia giảm: thục địa 12g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 16g, cẩu tích 16g, phòng kỷ 12g, kỷ tử 12g, bổ cốt chỉ 8g, thỏ ty tử 12g, tục đoạn 12g, khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Rễ lá lốt 12g, thiên niên kiện 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, chỉ xác 8g, trần bì 8g, ngưu tất 12g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Độc hoạt 12g, phòng phong 8g, uy linh tiên 12g, đan sâm 12g, tang ký sinh 12g, quế chi 8g, tế tân 8g, chỉ xác 8g, trần bì 8g, ngưu tất 12g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra còn có một số dược liệu dễ tìm và sử dụng đơn giản như: nước sắc cây cỏ xước phơi khô, sữa tươi trộn nước ép tỏi đun sôi + thêm bột nghệ, sinh tố rau má, nước ép dứa + chanh + cà rốt + cần tây, lá lốt nấu nước uống hàng ngày, nước cốt ngải cứu trộn mật ong. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bằng Đông y hầu hết chỉ sử dụng được ở giai đoạn sớm để giảm đau và hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa. Trong trường hợp đau nặng, điều trị lâu không thuyên giảm hoặc đã có biến chứng về vận động và cảm giác thì cần thiết phải thăm khám bác sĩ để có chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

Phòng bệnh đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa tuy có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do xung đột giữa đĩa đệm và rễ thần kinh, đây là điểm mấu chốt cần chú ý trong tất cả các vận động trong sinh hoạt thường ngày để phòng ngừa.

– Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng để hỗ trợ. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu mà không thay đổi tư thế để tránh gây áp lực lên đĩa đệm và cột sống.

– Khởi động làm nóng các khớp trước khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao, tránh các động tác mạnh đột ngột, sai tư thế.

– Khi bê vác đồ nặng nên ngồi hẳn xuống và nhấc đồ lên chứ không khom lưng để nhấc, giữ cột sống thẳng khi nhấc đồ.

– Tránh đi giày cao gót quá lâu, không để ví dày ở túi quần sau khi ngồi.

– Với người béo phì nên tăng vận động và giảm cân.

– Nếu có các bệnh lý thoái hóa cột sống nên điều trị kịp thời để ngăn ngừa đau thần kinh tọa.

TRUNG TÂM TƯ VẤN: 1800 6036
Click Ngay để gặp Bác sĩ tư vấn »
Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh miễn phí >>

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Để tìm hiểu về hiệu quả mà thuốc Đông y mang lại trong điều trị chứng đau dây thần kinh tọa, chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của bà Mai Thị Lan (Hà Đông, Hà Nội).

“2 năm trước, Tôi thường bị tê bì chân, đôi khi đau nhức ở hông và thắt lưng, khi ấy tôi chỉ nghĩ đó là dấu hiệu của tuổi già nên tôi chủ quan không đi khám. Nhưng những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, về đêm đau nhức xảy ra nhiều hơn, đau lan ra vùng hông, thắt lưng, đôi lúc tê mỏi phía sau đùi, khiến tôi khó ngủ, sức khỏe suy giảm khiến mọi công việc hàng ngày của tôi trở lên khó khăn hơn.Tôi đã đi khám ở nhiều bệnh viên và uống thuốc chống viêm, giảm đau kết hợp châm cứu nữa nhưng bệnh chỉ đỡ 1 thời gian rồi lại tái phát.

Một người bạn cũng gặp triệu chứng tương tự đã chia sẻ cho tôi bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng và khuyên tôi nên kiên trì sử dụng. Tôi đã thử sử dụng thuốc kết hợp với kéo dãn cột sống, bấm huyệt và xoa bóp. Hiệu quả mà thuốc mang lại khiến tôi rất bất ngờ. Không như các phương pháp trước mà tôi áp dụng, thời gian đầu uống thuốc, tôi thấy bệnh chưa giảm mà lại đau nhiều hơn, theo hướng dẫn của bác sĩ, tôi tiếp tục uống thì thấy dấu hiệu đau tăng ấy giảm dần, và bệnh bắt đầu có sự chuyển biến. Theo người bạn chia sẻ, tôi tiếp tục kiên trì sử dụng thuốc và sau 3 tháng uống thuốc liên tục đều đặn theo liều lượng bác sĩ hướng dẫn, tôi thấy các triệu chứng đau đã thuyên giảm rất nhiều, thắt lưng và hông không còn đau mỏi nữa, triệu chứng tê bì cũng ít xuất hiện, tôi có thể đi lại sinh hoạt dễ dàng hơn trước.

Sau khi thấy thuốc hiệu quả với mình, Tôi đã chia sẻ bài thuốc này với những người bạn khác của tôi và sau 1 thời gian dùng thuốc, bệnh đau thần kinh tọa của họ đều thuyên giảm, có người uống 1 tháng hết đau có người uống 5 tháng mới khỏi nhưng ai cũng nói rằng điều trị đau dây thần kinh tọa bằng thuốc phong tê thấp là rất hiệu quả”.

Chia Sẻ Của Bệnh Nhân & Tư Vấn Của Bác Sĩ

Chất Lượng Bài Viết:

– Chất Lượng Bài Viết –

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM TƯ VẤN

Bs CK II: Phạm Hưng Củng

- Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế

- Thầy thuốc ưu tú, Bs LG

- Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế HK

Bs CK II: PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế, Thầy thuốc ưu tú, Bs LG, Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế Hồng Kông

LIÊN HỆ BÁC SĨ TƯ VẤN

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

BsCKII. Phạm Hưng Củng
Nguyên Vụ Trường Vụ YHCT - Bộ y Tế

» GỬI CÂU HỎI TỚI BÁC SĨ

Bạn có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp, hãy hoàn thiện thông tin dưới đây để nhận được tư vấn.

[contact-form-7 404 "Not Found"]

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THUỐC NAM: AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

SĐK QC Nội Dung Thuốc 265 / 2017 / XNQC-QLD

— PHONG TÊ THẤP —

SĐK: V23-H12-16

BÀI THUỐC GIA TRUYỀN 100 NĂM.

Phong Tê Thấp Bà Giằng® là bài thuốc gia truyền nổi tiếng của Bà Lang Giằng tại Thanh Hóa đã có cách đây 100 năm. Bài thuốc được Lương Y Phạm Thị Giang (con gái Bà Lang Giằng) kế thừa và phát phát triển. Cho đến nay, bài thuốc đã được nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam nghiên cứu, đánh giá cao về hiệu quả điều trị cũng như sự an toàn của thuốc.

ĐỌC THÊM VỀ PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG

PHONG TÊ THẤPĐiều Trị Hiệu Quả:

> Sưng Các Khớp > Đau Nhức Xương > Đau Thần Kinh Toạ > Thần Kinh Liên Sườn > Mỏi, Tê Buồn Chân Tay > Viêm Đa Khớp Dạng Thấp

SĐK QC Nội Dung Thuốc 265/2017/XNQC-QLD

Thành Phần 

- Mã Tiền Chế 14mg - Thương Truật 14mg - Đương Quy 14mg - Đỗ Trọng 14mg - Ngưu Tất 12mg - Độc Hoạt 16mg - Thổ Phục Linh 20mg

Thời Gian Sử Dụng:
Cần xác định liệu trình điều trị 1 tháng trở lên mới có tác dụng. Phong Te Thap Ba Giang, Thuoc An Toan. ngoi-sao-thuoc-viet-70px-width-min
Sản Phẩm Đã Được Tặng Giải Thưởng “Ngôi Sao Thuốc Việt” Lần Thứ Nhất.

Mã Tiền Chế, Một Vị Thuốc Nam Quý Giá :

Mã tiền là vị thuốc nam quý giá thường được dùng để chữa trị các bệnh đau nhức xương khớp. Trong Đông y mã tiền được liệt vào loại thuốc "dĩ độc trị độc" được nhiều thầy thuốc sử dụng trong điều trị bệnh. Mã tiền có vị đắng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn. Một trong nhưng phương thuốc gia truyền lâu đời có thể loại bỏ được chất độc mà vẫn giữ được tính chất công hiệu nhất trong điều trị xương khớp của hạt Mã tiền là bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng.

Phong Tê Thấp Bà Giằng® Được Bộ Y Tế Cấp Giấy Phép Là Thuốc Chữa Bệnh (SĐK V23-H12-16)

KHÔNG PHẢI LÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG.

Để đảm bảo chất lượng thuốc cao nhất phục vụ người bệnh, đối với mỗi lô thuốc sản xuất ra Dược Phẩm Bà Giằng mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Cơ quan cao nhất ở Việt nam về chất lượng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả kiểm nghiệm trên lô thuốc mới nhất khẳng định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần cũng như giới hạn nhiễm khuẩn đều đạt chất lượng.

Xem Thêm

PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG CHUYÊN CHỮA TRỊ

THÀNH PHẦN THUỐC TỪ THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

Để đảm bảo chất lượng thuốc cao nhất phục vụ người bệnh, đối với mỗi lô thuốc sản xuất ra Dược Phẩm Bà Giằng mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Cơ quan cao nhất ở Việt nam về chất lượng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả kiểm nghiệm trên lô thuốc mới nhất khẳng định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần cũng như giới hạn nhiễm khuẩn đều đạt chất lượng.

Xem Thêm

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

THUỐC PHÂN PHỐI RỘNG RÃI TRÊN TOÀN QUỐC

Thuốc Bà Giằng Phân Phối Trên Toàn Quốc

Tìm Kiếm Địa Điểm Gần Nhất Có Bán Thuốc Gia Truyền Bà Giằng

Sử dụng bản đồ tìm kiếm

> LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐẶT MUA VÀ SỬ DỤNG THUỐC BÀ GIẰNG.

Ba Giang

Chương Trình Giao Thuốc Đến Tận Nhà Miễn Phí

- Chuyển Phát Nhanh Viettel COD -

Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn về việc mua thuốc, CTY Bà Giằng cam kết sẽ giao thuốc đến tận nhà. Người bệnh có thể liên hệ qua hotline 1800-6036 để được tư vấn.

Thuốc Bà Giằng® được phân phối trên Toàn Quốc và có mặt tại các Nhà Thuốc.

map-viet-nam-hieu-thuoc-ba-giang

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ

SỨC KHỎE THƯỜNG NGÀY

☆TIN TỨC MỚI NHẤT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Thoái Hóa Khớp Vai

Khớp vai là một trong những khớp hay bị thoái hóa của hệ thống các khớp chi trên. Bởi đây là [...]

TÌM ĐỌC NHIỀU NHẤT

RADIO SỨC KHỎE

Lắng nghe tư vấn sức khỏe từ những chuyên gia y tế trên Radio - Đài tiếng nói Việt Nam VOV   >>> Nghe Radio VOV

— LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI —
THUỐC BÀ GIẰNG® HIỆN ĐÃ CÓ MẶT TẠI CÁC CHUỖI NHÀ THUỐC:
2022-05-24T15:50:49+07:00

Leave A Comment