Hiện nay bệnh xương khớp được coi như một căn bệnh của thời đại, bởi, không chỉ người già mới mắc bệnh mà tỷ lệ người trẻ mắc căn bệnh này cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên việc điều trị bệnh xương khớp gặp rất nhiều khó khăn. Các thuốc Tây y hiện nay chỉ đang giải quyết được 1 phần triệu chứng của các căn bệnh xương khớp này, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Nhiều trường hợp sử dụng các bài thuốc nam được lưu truyền trong dân gian rất có hiệu quả. Thực hư tác dụng của các bài thuốc này ra sao, nên hay không nên điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc nam. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Đặc Điểm Bệnh Xương Khớp
Bệnh xương khớp là tên gọi chung cho những bệnh liên quan đến xương và khớp với những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là đau nhức, sưng khớp. Nó khiến cho người bệnh bị hạn chế trong việc vận động.
Tại Việt Nam, các bệnh xương khớp đang gia tăng với các bệnh thường gặp nhất là: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút…
Chất lượng xương và sụn khớp sẽ suy giảm theo thời gian, càng lớn tuổi, chất lượng xương khớp càng đi xuống, sụn khớp bị mòn dần, độ linh hoạt của các cơ xương giảm. Vấn đề này gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Tuy nhiên, không chỉ người có tuổi mà người trẻ cũng có thể mắc bệnh xương khớp.
Trên thực tế, ngoài tuổi tác, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp ở 1 người, trong đó có có thể kể đến các yếu tố sau:
- Người thừa cân béo phì khiến cho trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, gây tổn thương hệ cơ xương khớp.
- Lười vận động khiến cho cơ thể giữ ở một trạng thái cố định (đứng, ngồi, nằm) trong một khoảng thời gian dài khiến các cơ, gân bị co cứng. Đồng thời, giảm khả năng tuần hoàn máu đến các bộ phận và các khớp. Khi đột ngột vận động sau đó, các khớp xương bị đau nhức, mỏi hơn so với bình thường. Việc ít vận động cũng. Lúc này, khả năng tưới máu nuôi dưỡng các sụn khớp không được đáp ứng kịp thời, theo thời gian khiến cho bề mặt sụn khô sần, bong tróc làm biến đổi cấu trúc xương dưới sụn. Chính sự tổn thương, hư hại của sụn và xương dưới sụn là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp.
- Người thường xuyên phải mang vác vật nặng cũng tạo áp lực lên các khớp xương. Về lâu dài, sẽ hình thành nên những cơn đau nhức dai dẳng ở xương khớp.
2. Tác Dụng Của Thuốc Nam Trong Điều Trị Bệnh Xương Khớp
Từ cổ xưa các phương pháp đông y đã được lưu truyền và chữa trị khá nhiều bệnh nan y, trong đó chữa trị bệnh xương khớp cũng không ngoại lệ. Những bài thuốc Đông y hỗ trợ đẩy lùi đau nhức xương khớp mang lại hiệu quả vô cùng khả quan, không gây tác dụng phụ. Hiện nay có rất nhiều các loại dược liệu được áp dụng để đẩy lùi bệnh lý này. Tuy nhiên cần có tính chọn lọc để đảm bảo an toàn.
Ưu điểm của các bài thuốc Đông y:
- Phần lớn các bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn. Chỉ cần sử dụng đúng liều lượng đã quy định bạn không cần lo ngại về tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Tập trung vào tận gốc rễ bệnh chứ không chỉ dứt điểm triệu chứng.
- Có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không lo sợ bị nhờn thuốc.
- Thuốc dùng đường uống và đắp vì thế không sợ xảy ra tai biến như khi tiêm truyền.
- Ngoài công dụng giảm đau xương khớp chúng còn hỗ trợ chữa các bệnh lý toàn thân.
- Các chất độc hại được đào thải ra môi trường ngoài một cách triệt để.
Ngoài việc dùng bài thuốc Đông y, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp chữa trị không cần dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu bằng các bài tập sẽ gia tăng công dụng và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, giảm đau xương khớp.
3. Sử Dụng Thuốc Nam Chữa Bệnh Xương Khớp Sao Cho Hiệu Quả
Hiện nay có nhiều bài thuốc Đông dược có tác dụng giảm đau rất nhanh, nhưng thực tế lại được pha trộn thêm thuốc giảm đau corticoid. Các bài thuốc này trong thời gian đầu cho hiệu quả rất tốt, nhưng lại xảy ra rất nhiều tác dụng phụ. Thực tế ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân xương khớp phải đến bệnh viện cấp cứu sau 1 thời gian dài sử dụng thuốc Đông y trộn corticoid.
Xu hướng hiện nay trong điều trị bệnh xương khớp là tiếp cận với các bài thuốc Y học cổ truyền. Đặc biệt là các bài thuốc được ghi vào các Y văn cổ, được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Trong đó có bài thuốc gia truyền 100 năm rất hiệu quả trong điều trị bệnh xương khớp là Phong tê thấp Bà Giằng.
Phong tê thấp Bà Giằng là bài thuốc thuốc gia truyền được BYT công nhận là thuốc chữa bệnh. Bài thuốc này được bào chế dưới dạng viên rất dễ uống và tiện lợi cho người bệnh trong quá trình trình sử dụng.
Phong tê thấp Bà Giằng có các tác dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống (giảm đau); dùng để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, cột sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buồn chân tay, sưng các khớp.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment