2. Đau Cổ Do Tác Nhân Cơ Học
Dựa vào đặc trưng của cơn đau và môi trường xung quanh mà chúng ta có thể có những dự đoán ban đầu về nguyên nhân dẫn đến đau cổ.
Đau cổ do tác nhân cơ học có thể được chẩn đoán dựa vào các yếu tố sau:
- Cơn đau có liên quan đến một hoạt động nào đó của bạn, vì vậy có liên quan đến ngày mà bạn thực hiện các hoạt động này
- Một tác động cơ học mạnh gây khởi phát cơn đau. Trong trường hợp này cơn đau thường là đau dữ dội
- Có xu hướng cải thiện tình trạng đau khi áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị giảm đau hoặc thư giãn cơ
- Không có biểu hiện tình trạng viêm: không sốt, tình trạng chung của cơ thể vẫn ổn định và các chỉ số sinh học tổng quan về hiện tượng viêm vẫn ở mức bình thường
- Các chấn thương nhẹ là nguyên nhân dẫn đến sự căng và giãn đứt một phần các cấu trúc đĩa đệm – dây chằng và khớp
- Các tổn thương nhẹ tương ứng với bong gân nhẹ, ổn định và không chuyển dịch. Những tổn thương này thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ. Các tổn thương này có thể tiến triển theo chiều hướng tốt, tuy nhiên thường kéo dài
- Chứng vẹo cổ liên quan trực tiếp đến vấn để về cơ. Chúng thường xuất hiện ở đối tượng thanh niên và khởi phát sau một vài tình huống dễ nhận biết, đôi khi xuất hiện ở cùng một thời điểm
- Chuyển động đột ngột, sai tư thế. Ví dụ trong trường hợp bị bất ngờ khi có ai đó đột ngột xuất hiện
- Giữ ở tư thế kéo căng cổ quá mức trong khoảng thời gian kéo dài. Ví dụ khi sơn lại trần nhà, khi ngắm sao hoặc ngủ nằm sấp
- Làm việc không đúng tư thế, sai lệch so với tư thế chuẩn của cột sống cổ
- Nguyên nhân gây đau cổ cũng có thể do thay đổi khí hậu thất thường, do quá lạnh hoặc do trúng gió. Sự xuất hiện đột ngột, đau dữ dội, rất ít di chuyển và kết quả chụp Xquang bình thường cho phép chúng ta có thể dễ dàng đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân này. Trong trường hợp này, bệnh sẽ có tiến triển tốt sau vài ngày sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị
- Những chấn thương nặng như gãy xương, trật khớp hoặc trật khớp một phần phải cần đến sự can thiệp phẫu thuật
- Thoái hóa đốt sống cổ là một quá trình lão hóa ảnh hưởng đến đĩa đệm (bệnh hư đĩa khớp) và các khớp nối giữa các đốt sống cổ (bệnh hư khớp và hư khớp liên mỏm gai sau). Đây là một bệnh xương khớp khá phổ biến thường đi kèm tổn thương thoái hóa sụn.
- Tất cả các bất thường về đốt sống như thẳng cột sống hoặc chứng vẹo cột sống dưới, là những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến đau cổ
- Sự yếu mỏi cơ hoặc co cứng cơ, do cột sống cổ hoạt động quá nhiều, cũng có thể dẫn đến đau cổ
- Hội chứng đau dây thần kinh cổ cánh tay, là kết quả của hiện tượng bị chèn ép rễ dây thần kinh cột sống cổ, cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến đau cổ
3. Đau Cổ Chức Năng
Đau cổ được gọi là có nguồn gốc chức năng khi hiện tượng đau cổ xảy ra không phải do nguyên nhân cơ học, cũng không phải do các quá trình viêm nhiễm hay ung thư.
Bên cạnh triệu chứng đau cột sống cổ, bệnh nhân còn cảm thấy đau đầu, rối loạn tầm nhìn, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi toàn thân, thậm chí là rối loạn tâm trạng.
Loại đau cổ này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị chấn thương cổ, đặc biệt thường xuất hiện trong trường hợp tai nạn (cơ, đốt sống hoặc dây thần kinh cổ bị chấn thương do đầu đột ngột bị hất tới đằng trước và giật mạnh ra đằng sau).
4. Đau Cổ Do Viêm
Dựa vào đặc trưng của cơn đau và môi trường xung quanh mà chúng ta có thể có những dự đoán ban đầu về nguyên nhân dẫn đến đau cổ.
Đau cổ do viêm có thể được chẩn đoán dựa vào các yếu tố sau đây:
- Cơn đau xuất hiện khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, và do đó thường xuất hiện vào ban đêm khi ngủ, cơn đau có thể làm bạn tỉnh giấc
- Đau âm ỉ, khởi phát từ từ, không đau dữ dội
- Tình trạng không cải thiện khi bệnh nhân sử dụng phương pháp hỗ trợ điều trị giảm đau và thư giãn cơ
- Có các dấu hiệu viêm: sốt, tình trạng toàn thân vẫn ổn định
- Rối loạn các chỉ số sinh học liên quan đến tình trạng viêm
- Đau cổ do ung thư có thể liên quan đến hiện tượng di căn của một bệnh ung thư, đã biết hay chưa biết, liên quan đến u xương hay u thần kinh, lành tính hay ác tính, phát triển khu trú tại khu vực
- Bệnh viêm thấp khớp có thể ảnh hưởng đến cột sống cổ: Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng một cách có chọn lọc lên vùng trên của đốt sống trục. Bệnh viêm khớp đốt sống thường gây ra những tổn thương muộn, khác với một số bệnh viêm thấp khớp ở những người cao tuổi có triệu chứng đau cổ
- Vôi hóa sụn, chứng bệnh đặc trưng bởi sự lắng đọng canxi trong các khớp, có thể gây ra đau cổ cấp tính hoặc mãn tính.
5. Làm Thế Nào Để Sống Chung Với Bệnh Đau Cổ
Trong giai đoạn bị đau cổ, nên mang vòng đỡ cổ bằng bọt mềm, để có thể giúp vừa giảm tình trạng đau, vừa tránh được những chuyển động sai tư thế dẫn đến đau cổ hơn.
Trong cuộc sống hàng ngày, mục tiêu hỗ trợ điều trị là vừa tránh những tư thế dẫn đến cơn đau, vừa tránh tái phát cơn đau.
Lời khuyên sức khỏe:
- Nếu bạn mang vác vật nặng, nên phân bổ đều trọng lượng một cách cân bằng đối xứng giữa hai tay. Tránh mang vật quá nặng. Tránh mang vật nặng bằng một bên cơ thể, xách một bên tay hoặc vác bằng một bên vai
- Nên xoay đầu một cách cẩn thận, từ từ, có dự đoán trước nếu có thể: khi băng qua đường, khi được người khác gọi, khi lái xe
- Nên chọn chỗ ngồi sao cho cổ luôn được giữ ở đúng tư thế, nhất là khi bạn phải ngồi trong thời gian dài: khi ngồi xem tivi, khi lái xe. Nên tránh ngồi nghiêng ghế về phía sau
- Không nên đi du lịch xa quá nhiều bằng ôtô
- Khi ngủ nên dùng một cái gối nhỏ kê ở gáy, không nên dùng gối quá cao. Việc lựa chọn gối nên được thực hiện một cách thật cẩn thận. Nếu có thể được gối thử trước khi mua là tốt nhất. Không nên ngủ ở tư thế nằm sấp
- Khi làm việc nên giữ cơ thể ở tư thế tốt nhất có thể, tránh việc giữ cổ ở tư thế không thoải mái hoặc quá sức (nghiêng đầu về phía trước) trong thời gian dài. Trong trường hợp làm việc với máy tính, màn hình máy tính nên giữ ở ngang với tầm mắt.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment